Hiện nay, với hàng loạt phòng khám, trung tâm thẩm mỹ mọc lên khắp nơi thì việc lựa chọn một địa chỉ uy tín để trao gửi niềm tin là điều không phải dễ dàng. Nhất là khi mạng xã hội phát triển, cơ hội để các đơn vị, phòng khám cạnh tranh bằng những review, đánh giá, bình luận càng được khách hàng chú ý hơn. Niềm tin là điều cần thiết phải có trước khi tiến hành sử dụng dịch vụ. Và xem feedback là phương thức thuyết phục gián tiếp; thông qua những đánh giá của người đã thực hiện dịch vụ để tìm kiếm được sự đảm bảo về chất lượng.

( ảnh do người bị hại cung cấp )

Tuy nhiên, là người dùng thông thái, bạn cũng cần tỉnh táo để lựa chọn được những đánh giá, phản hồi khách quan, đúng sự thật. Theo lời quảng cáo của Phòng khám JK Việt Nam (một tên gọi khác của JK BEAUTY CENTER), “họ mang sứ mệnh Nâng tầm vẻ đẹp phụ nữ Việt từ các tầng lớp, địa vị xã hội khác nhau. Nhiều người nổi tiếng như diễn viên hài Thu Huyền, diễn viên Thu Hương, diễn viên Thanh Tú… cũng đã chọn mặt gửi vàng tại JK”. Họ cũng tự nhận: “Phòng khám JK Việt Nam là một trong những thương hiệu được đánh giá cao nhờ sự uy tín, tin tưởng từ khách hàng bắt nguồn từ chất lượng dịch vụ”.

( ảnh do người bị hại cung cấp )

Mặc dù quảng cáo rất hay và hấp dẫn lại sử dụng hình ảnh của nhiều diễn viên có tiếng để thu hút khách hàng nhưng khi nhiều người tin vào lời quảng cáo của JK BEAUTY CENTER hay còn gọi là Phòng khám JK Việt Nam đến cơ sở làm đẹp tại địa chỉ 59 phố Ngô Thì Nhậm, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội của họ để sử dụng các dịch vụ làm đẹp thì đã bị vỡ mộng và thất vọng về chất lượng dịch vụ làm đẹp của JK BEAUTY CENTER, nhiều người đã khiếu kiện và tập trung tại cơ sở làm đẹp này để đòi trả lại tiền dẫn đến gây mất an ninh trật tự buộc chính quyền phường Phạm Đình Hổ quận Hai Bà Trưng Hà Nội phải can thiệp xử lý.

( ảnh do người bị hại cung cấp )

Theo thông báo từ phía UBND Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, ngày 12/08/2022 hộ kinh doanh JK Beauty Center tại số 57-59 – phố Ngô Thì Nhậm có đăng ký kinh doanh số 01D8044514, cấp ngày 11/12/2020 do phòng Tài chính – Kế hoạch quận cấp, bà Nguyễn Thị Mơ là đại diện hộ kinh doanh; đến ngày 10/05/2022  phòng Tài chính – Kế hoạch quận cấp Giấy đăng ký hộ kinh doanh JK Beauty Center, số 01D8048103 do bà Bùi Thị Thu là đại diện hộ kinh doanh (Tầng 6). Với loại hình dịch vụ thẩm mỹ tầng 06, số 57-59 – Ngô Thì Nhậm: Từ ngày 11/12/2020 đến tháng 08/8/2022 thay đổi đăng ký kinh doanh hộ cá thể 02 lần và xảy ra khiếu kiện, tập trung đông người gây tiềm ẩn mất an ninh trật tự. Tại địa điểm 59 phố Ngô Thì Nhậm phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng thì phía ngoài treo biển Phòng Khám JK Việt Nam, lên tầng 6 thì lại treo biển JK BEAUTY CENTER, trên phiếu thu tiền cũng là JK BEAUTY CENTER.

( ảnh do người bị hại cung cấp )

Gần đây, ban biên tập STARBEAUTY nhận được đơn khiếu nại của chị  PHẠM THỊ N.T là một người tin vào lời quảng cáo của cơ sở làm đẹp JK BEAUTY CENTER nên ngày 25/10/2021 đã đến làm đẹp tại cơ sở 59 phố Ngô Thì Nhậm phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng. Tại đây, chị PHẠM THỊ N.T đã được nhân viên tư vấn về giảm béo 1 lần là giảm và có hiệu quả ngay nên chị PHẠM THỊ N.T nộp số tiền: 50.000.000VND (Năm mươi triệu đồng) với phiếu thu số: 0007403 ngày 25/10/2021 để làm dịch vụ Giảm béo bụng, Hông,  giảm eo, cơ bụng, 1 lúc sau nhân viên lại tư vấn chị PHẠM THỊ N.T làm thêm dịch vụ Giảm mỡ bụng và chị PHẠM THỊ N.T có chuyển tiền 50.000.000VND (Năm mươi triệu đồng) vào chủ tài khoản tên: Nguyễn Thị Mơ, số tài khoản: 6336678988888, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MB). Tổng chị PHẠM THỊ N.T đã nộp số tiền 100.000.000VND (Một trăm triệu đồng) cho JK BEAUTY CENTER.

( ảnh do người bị hại cung cấp )

Sau khi chị PHẠM THỊ N.T được làm dịch vụ xong không thấy hiệu quả đúng như cơ sở làm đẹp này đã cam kết, và sau đó 2 lần nhân viên bên JK BEAUTY CENTER có gọi điện thoại cho chị PHẠM THỊ N.T mời đến để tiếp tục làm dịch vụ lại, nhưng chỉ có quản lý cơ sở làm đẹp này xuất hiện và không giải quyết thỏa đáng cho chị, JK BEAUTY CENTER chỉ tư vấn chị PHẠM THỊ N.T đóng thêm 5 triệu đồng tiền thuốc, và chị đã không đồng ý.

Chị PHẠM THỊ N.T đã nhiều lần đòi lại số tiền trên nhưng chủ không ra mặt toàn để người quản lý ra mặt nhưng không giải quyết, thậm chí chị cũng chưa được gặp chủ JK BEAUTY CENTER là bà Nguyễn Thị Mơ. Xét thấy việc làm của cơ sở làm đẹp JK BEAUTY CENTER tại địa chỉ 59 phố Ngô Thì Nhậm, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng là hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối khách hàng, cung cấp dịch vụ làm đẹp không đạt chất lượng như đã tư vấn quảng cáo. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của chị PHẠM THỊ N.T về cơ sở làm đẹp này, tổ phóng viên chúng tôi đã liên hệ với phòng khám JK Việt Nam- JK Beauty Center ở số 59 Ngô Thì Nhậm, Phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. ĐT: 0362631315; 0378491315; 0934535361; 0862985234; 0919340336 nhưng đều không nhận được câu trả lời rõ ràng về vụ việc của chị PHẠM THỊ N.T

Với tính chất vụ việc của chị PHẠM THỊ N.T đã trình báo với phóng viên chúng tôi về JK BEAUTY CENTER thì cơ sở làm đẹp này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc tư vấn quảng cáo dịch vụ. Quý độc giả STARBEAUTY có ai là nạn nhân bị lừa dối khi làm đẹp tại cơ sở làm đẹp JK BEAUTY CENTER này hoặc biết ai là nạn nhân tương tự như chị PHẠM THỊ N.T cần nhanh chóng khiếu nại với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương là UBND phường Phạm Đình Hổ quận Hai bà Trưng Hà Nội để được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhân đây chúng tôi cũng thông tri cho quý độc giả STARBEAUTY về những quy định của pháp luật đối với hành vi quảng cáo sai sự thật.

Quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo sai sự thật

Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018

Hành vi quảng cáo sai sự thật  là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Cụ thể khoản 9, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định các hành vi bị cấm gồm:

Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Luật Cạnh tranh 2018

Theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 thì hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xem là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thuộc vào nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi bị cấm, một khi đã thỏa mãn các yếu tố được quy định trong Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh năm 2018.

Hướng xử lý khi phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật

Theo quy định tại Điều 11, Luật Quảng cáo 2012 sđ, bs 2018:

  • Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy trong trường hợp phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, người bị hại có thể tố giác đến cơ quan điều tra, nếu như bị thiệt hại do hành vi quảng cáo sai sự thật thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài hướng xử lý nêu trên thì theo khoản 1, Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018 thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nếu áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật

Xử phạt hành chính

Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định số 158/2013/NĐ-CP, cụ thể khoản 5, Điều 51 Nghị định quy định rằng:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;
  2. Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;
  3. Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo;
  4. Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;
  5. Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.

Cần lưu ý mức phạt tiền ở quy định này là mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2013/NĐ-CP. Đối với trường hợp tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức phạt tiền gấp 2 lần so với cá nhân cũng theo quy định tại khoản 2, Điều 3 NGHỊ ĐỊNH này.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7, Điều 51 nghị định số 158/2013/NĐ-CP như sau:

  • Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
  • Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
  • Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.

Xử lý hình sự

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị xử lý hình sự đối với cá nhân tái phạm. Theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Phan Cao

 

STARBEAUTY.COM.VN là trang tin điện tử chuyên phục vụ cho các hoạt động sự kiện nổi bật của ngành làm đẹp và showbiz Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

STARBEAUTY.COM.VN là trang tin điện tử chuyên phục vụ cho các hoạt động sự kiện nổi bật của ngành làm đẹp và showbiz Việt.